Tư vấn dịch vụ cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 1, 2, 3

Chứng chỉ năng lực xây dựng là chứng chỉ bắt buộc phải có theo quy định của Bộ Xây Dựng và Sở Xây Dựng nếu các tổ chức tham gia các hoạt động trên lĩnh vực xây dựng. Bạn đang lo lắng về thủ tục và hồ sơ cấp chứng chỉ? Bạn không biết cơ quan, doanh nghiệp của mình có đủ điều kiện để xin chứng chỉ hay không? Đừng lo lắng! Viện QLXD sẽ chia sẻ đến bạn mọi thắc mắc, vấn đề mà bạn gặp phải khi làm chứng chỉ xây dựng cần thiết này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé.

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì

Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá vắn tắt của Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng cấp cho các đơn vị đủ điều kiện năng lực tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời là thủ tục, cơ sở pháp lý đối với các công ty, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nếu các tổ chức không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì tổ chức đó không được tham gia đấu thầu, nghiệm thu thanh quyết toán công trình theo quy định tại điều 57 nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự công nhận hợp pháp của Nhà nước về năng lực thi công, giám sát, quản lý của các doanh nghiệp/tổ chức trong lĩnh vực này. Đồng thời, nó giúp bạn có thể thể tránh các rắc rối về thủ tục pháp lý khi vận hành, quản lý, thi công xây dựng công trình.

Các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng sau bắt buộc phải có chứng chỉ xây dựng:

  • Khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất) Tư vấn lập quy hoạch.
  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình.
  • Tư vấn quản lý dự án.
  • Giám sát thi công công trình xây dựng.
  • Thi công xây dựng công trình.

Cơ sở pháp lý của chứng chỉ

  • Căn cứ nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 của Chính Phủ quy định hướng dẫn về việc cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
  • Căn cứ chương IV mục 2 điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức theo nghị định 59/2015/NĐ-CP.
  • Căn cứ điều 1 nghị định 42/2016/NĐ-CP của Chính Phủ về sửa đổi và bổ xung nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Căn cứ thông tư 17/2016 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề cho tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

Mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3

Doanh nghiệp, công ty của bạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang có những dự án cần phải có chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3.

Bạn muốn tìm hiểu thủ tục và cách thức để có thể xin cấp chứng chỉ năng lực cho doanh nghiệp nhưng trong quá triển khai thì vấp phải nhiều những khó khăn.

Các hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Đây là chứng chỉ được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp có hợp đồng kèm biên bản nghiệm thu của ít nhất 1 hợp đồng hạng 1 hoặc 2 hợp đồng hạng 2 kèm theo quyết định phê duyệt dự án. (Thời điểm hợp đồng trước tháng 03/2016). Các cá nhân giữ chức vụ chủ nhiệm, chủ trì phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp cộng với cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật.

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2

Đây là chứng chỉ cấp cho các công ty có ít nhất 1 hợp đồng hạng 2 (hai) hoặc 2 hợp đồng hạng 3 (ba) chứng minh được quy mô cấp công trình rõ ràng. Kèm theo các cán bộ chủ chốt có chứng chỉ hành nghề phù hợp.

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3

Đây là chứng chỉ được cấp cho doanh nghiệp, tổ chức có đăng ký kinh doanh có mã ngành phù hợp kèm theo các cán bộ chủ chốt có chứng chỉ hành nghề + cán bộ kỹ thuât + công nhân kỹ thuật.

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp (bản scan gốc).
  • Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại phu lục V Nghị Định 100/2018.
  • Hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu đối với các doanh nghiệp xin cấp chứng chỉ năng lực công ty xây dựng hạng 1 và 2.
  • Bản kê khai năng lực máy móc đối với các doanh nghiệp xin lĩnh vực thi công, khảo sát.
  • Quyết định công nhận phòng LAB (hoặc hợp đồng liên kết LAB) đối với đơn vị xin lĩnh vực khảo sát địa chất.
  • Danh sách các cá nhân chủ chốt của công ty có bằng tốt nghiệp và chứng chỉ hành nghề kèm theo.
  • Danh sách công nhân kỹ thuật đối với lĩnh vực thi công xây dựng.

Còn đối với từng hạng, các cá nhân làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng & hoạt động xây dựng cũng cần chú ý:

  • Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1: Yêu cầu ít nhất 1 hợp đồng kinh tế hạng 1 hoặc 2 hợp đồng hạng 2 kèm theo biên bản nghiệm thu. Các hợp đồng phải ký trước thời điểm tháng 9/2016. (HĐ và BBNT scan từ bản gốc).
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2: Yêu cầu ít nhất 1 hợp đồng kinh tế hạng 2 hoặc 2 hợp đồng hạng 3 kèm theo biên bản nghiệm thu. (HĐ và BBNT scan từ bản gốc).
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Không yêu cầu bắt buộc về hợp đồng kinh tế, chỉ cần đơn vị có ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định và đủ số nhân sự theo yêu cầu tại nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Các giấy tờ cần chuẩn bị để làm hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Quy Trình Đăng Ký Tư Vấn Dịch Vụ

Viện QLXD hoàn thiện hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực công ty xây dựng phù hợp với hạng và phạm vi hoạt động được hội đồng đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề tại Cục và Sở Xây Dựng chấp thuận. Viện Quản Lý Xây Dựng có nhiệm vụ:

  • Bước 1: Đánh giá tính khả thi và thứ hạng của hồ sơ năng lực.
  • Bước 2: Hướng dẫn khách hàng kê khai hồ sơ, thủ tục xin chứng chỉ năng lực theo đúng quy định.
  • Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện của khách hàng nộp và làm thủ tục đăng kí trên Cục quản lý hoạt động xây dựng, Sở Xây Dựng hoàn thiện lấy giấy hẹn cấp chứng chỉ năng lực.
  • Bước 4: Sau khi có kết quả, Viện chúng tôi nhận chứng chỉ và bàn giao cho khách hàng sớm nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu đề nghị tư vấn, hướng dẫn cấp chứng chỉ năng lực hạng 1,2,3 liên hệ qua số Hotline – 0968.181.518 để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá tốt nhất.

dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của Viện QLXD

Viện QLXD Là đơn vị hàng đầu và tiên phong trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ đào tạo nghiệp vụ, tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật mới nhất hiện nay. VIỆN QLXD với kinh nghiệm đã thực hiện cấp hoạt động xây dựng cho hàng trăm đơn vị xin chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 trên toàn quốc. Chúng tôi luôn mang đến những dịch vụ uy tín, đảm bảo thành công với chi phí hợp lý. Khách hàng lựa chọn đơn vị chúng tôi vì:

  • Bạn được tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/7.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ xây dựng cấp chứng chỉ  hạng 1, sở xây dựng các địa phương cấp chứng chỉ hạng 2, hạng 3. Mọi thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng vui lòng liên hệ: 0968.181.518 để được ưu tiên tư vấn miễn phí!

Các câu hỏi thường gặp với chứng chỉ năng lực công ty xây dựng

Cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ

  • Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I.
  • Sở Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II và III.

Điều kiện cấp chứng chỉ

  1. Có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  2. Các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
  3. Các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ chốt phải được bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nếu tham gia các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất vật liệu nổ, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại.

Chứng chỉ năng lực bao gồm các lĩnh vực

  1. Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng.
  2. Chứng chỉ năng lực tư vấn, lập quy hoạch xây dựng.
  3. Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
  4. Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình.
  5. Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án.
  6. Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình.
  7. Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng.
  8. Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  9. Tổ chức cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Khi nào công ty xây dựng phải có chứng chỉ năng lực?

Khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp cần sớm có chứng chỉ năng lực xây dựng trong trường hợp sau đây:

  • Khi tổ chức tiến hành kiểm định, khảo sát địa chất, địa thủy chất văn cho công trình.
  • Khi bạn lập quy hoạch xây dựng.
  • Khi công ty xây dựng thực hiện việc kiểm định, giám sát các hạng mục trong kiến trúc thi công.
  • Khi bạn thực hiện công việc lập và thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng.
  • Khi bạn có đủ năng lực hành vi đáp ứng việc quản lý các dự án đầu tư.
  • Khi bạn là đơn vị tham gia thi công hoàn thiện công trình.
  • Khi công ty xây dựng thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công công trình.

Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là điều kiện bắt buộc có nếu các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp tham gia các hoạt động trên lĩnh vực xây dựng. Nó không chỉ giấy phép, thủ tục, cơ sở pháp lý đối với bất cứ công ty nào tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà còn là cách thể hiện năng lực xây dựng của mình đối với khách hàng.

Căn cứ điều 59 đến điều 67 Nghị định 100/2018/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng quy định cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực công ty xây dựng. Bởi, nó chính là điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam theo nội dụng quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Căn cứ khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP, Chứng Chỉ Năng Lực HĐXD là một trong những chứng chỉ quan trọng nhất và bắt buộc phải có đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Giờ đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc có bắt buộc làm chứng chỉ năng lực xây dựng rồi phải không!

Nếu vi phạm bì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã nêu rõ trường hợp đơn vị xây dựng vi phạm, không có hoặc chưa xin cấp lại chứng chỉ năng lực sẽ bị phạt từ 20.000.000đ-30.000.000đ.

Vì thế bạn đừng quên sớm tìm xem mẫu chứng chỉ nào chuẩn, hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ năng lực xây dựng như thế nào. Nhờ thế chúng ta tránh bị phạt tiền cũng như mất uy tín với đối tác/khách hàng.

Khó khăn trong quá trình xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

  • Bạn không biết chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? khi nào cần?
  • Bạn không biết địa chỉ cấp chứng chỉ năng lực này.
  • Bạn lo lắng không có chứng chỉ có ảnh hưởng gì đến công ty, doanh nghiệp của bạn hay không?
  • Bạn không biết liệu công ty, doanh nghiệp có đáp ứng đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ hay không?
  • Bạn không biết chứng chỉ này yêu cầu thủ tục, hồ sơ gì.
  • Bạn mất thời gian lòng lòng vì thiếu thủ tục, hồ sơ.
  • Bạn phải đi lại lòng vòng mà không giải quyết được vấn đề khi làm thủ tục vì thiếu giấy tờ, hồ sơ.
  • Bạn lo lắng về năng lực hoạt động xây dựng của doanh nghiệp mình khi nào được chấp nhận.
  • Bạn mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức mà còn bỏ lỡ cơ hội trong công việc.
  • Bạn mệt mỏi khi phải túc trực tại các cơ quan, ban ngành mà không biết kết quả có đạt không.
  • Hồ sơ năng lực của công ty bạn bị trả về, không đạt thứ hạng theo mong muốn mà không rõ lý do.
  • Và còn nhiều hơn nữa.

Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng là gì?

Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của vật liệu và các sản phẩm phục vụ xây dựng với quy chuẩn kỹ thuật đã được Bộ Xây Dựng cũng như các cơ quan liên quan đề ra trước đó.

Đây là thủ tục cần thiết, bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thi công, hoàn thiện. Nhờ thế, kết cấu công trình đảm bảo bền chắc như ý, tránh sự cố khi vận hành.

Chứng chỉ năng lực xây dựng có thời hạn bao lâu?

Điều 57 Nghị định 100/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày ngày 16 tháng 07 năm 2018 đã quy định rất rõ về chứng chỉ năng lực xây dựng của công ty/tổ chức hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa 10 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ. Đồng thời, trong quá trình làm việc, doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh nâng hạng hoặc xin làm chứng chỉ cấp lại khi bị rách, thất lạc.

Viện QLXD là địa chỉ uy tín nhận dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Với đội ngũ chuyên gia hiểu rõ về luật, thông tư và nghị định của chính phủ hiện nay, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và giúp bạn giải quyết các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi có nhu cầu làm chứng chỉ. Chúng tôi cam kết thời gian, thủ tục làm chứng chỉ nhanh gọn. Liện hệ Hotline 0914.938.368 để được hướng dẫn, tư vấn trực tiếp.

Nguồn bài viết: Tư vấn dịch vụ cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 1, 2, 3



source https://vienquanlyxaydung.edu.vn/dich-vu-cap-chung-chi-nang-luc-xay-dung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

About Viện QLXD

Công trình dân dụng là gì? Cách phân cấp công trình dân dụng

Dịch vụ làm chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát xây dựng